Hướng dẫn sử dụng và bảo dưỡng máy câu cá đúng cách
Việc sử dụng và bảo dưỡng máy câu đúng cách giúp tăng tuổi thọ và khả năng hoạt động của máy.
1. Sử dụng máy câu
Máy câu đứng là loại máy câu được những tay câu mới vào làng nghề giải trí “câu cá” này chuộng dùng bởi vì nó dễ sử dụng hơn máy câu “ ngang”. Để câu cá hiệu quả thì đòi hỏi người câu phải biết “bỏ túi” một số kỹ thuật sau: thao tát sử dụng đúng, kỹ thuật quấn dây sao cho dây không bị xoắn, kỹ thuật hãm dây, kỹ thuật đặt mồi đúng vị trí cần thiết,…
Học cách sử dụng máy câu đứng được xem là cần thiết trước khi bạn muốn học câu cá và dự định sở hữu một chiếc máy câu loại này.
Sau đây chúng tôi xin chia sẻ một số thao tác sử dụng đơn giản, dễ hiểu giúp bạn dễ dàng nắm bắt cách sử dụng máy câu đứng:
Bước 1: Đặt cuộn dây và máy câu sao cho dây quấn vào máy câu đúng hướng.
Đây được xem là bước quan trọng nhất. Điều bạn cần chú ý quấn dây sao cho hướng dây tuôn ra khỏi cuộn cước cùng hướng với hướng dây vào máy câu khi quay. Thông thường quấn theo chiều kim đồng hồ nhưng cũng có trường hợp quấn theo chiều ngược lại.
Khi thực hiện bước này, bạn cần chú ý: Kiểm tra cuộn dây cước
+ Đặt cuộn cước sao cho mặt nhãn hiệu được đặt hướng lên trên
+ Đầu cuối dây được đặt trên guồng quay dây trên máy câu.
+ Cố định đầu cuối dây trên máy câu bằng băng dính. Xác định hướng của phần đuôi dây cước. Nếu phần đuôi dây hướng về bên tay trái thì quay máy câu theo chiều kim đồng hồ. Đặt cuộn cước trên mặt bằng phẳng (mặt đất, mặt bàn, …)
Bước 2: Buộc chặt dây vào ổ chứa dây.
Luồn dây cước qua các khoen móc đầu tiên của cần câu trước khi vào ổ chứa.
Mở cái lễ của máy câu hoặc nếu trong trường hợp bạn muốn nó đóng thì luồn dây phía dưới tay cầm lễ.
Vòng thòng lọng dây quanh ổ chứa dây.
Buộc chặt dây trên máy câu bằng một trong những nút thắt Arbor Knot (khi cho dây mới hoàn toàn vào máy), trong trường hợp không muốn dùng dây cũ nữa thì để lại một ít dây trong ống rồi mới cột dây mới vào dây cũ bằng nút thắt Uni – Knot.
Nếu lễ vẫn mở thì đóng lễ lại.
Bước 3: Kiểm tra dây Quay tay cầm máy câu khoảng 6 hoặc 8 vòng rồi ngừng quay.
Khi dây luồn qua các khoen cần, thông thường dây câu hình gợn sóng nhấp nhô nhẹ (không bị xoắn hay cuộn lại) là tốt.
Nếu dây bị xoắn hay bị cuộn lại thì lật cuộn dây cước lại rồi sau đó tiếp tục quay tiếp.
Trường hợp dây quấn bị xoắn hoặc cuộn thành vòng. Bạn cần lật cuộn dây cước lại và quay tiếp.
Bước 4: Quấn dây.
Khi quấn dây vào ổ chứa dây của máy câu phải đảm bảo dây có độ căng. Kẹp dây giữa ngón trỏ và ngón cái tại điểm trên máy câu nằm trước khoen cần thứ nhất. Có thể dùng chiếc khăn có tẩm chút dầu mỡ Silicone Real Magic để giữ dây và luồn dây qua khăn giúp cho dây câu (đặc biệt loại dây Monofilament) hoạt động tốt hơn. Quấn dây cho đến vị trí cách mép máy câu khoảng từ 1.59mm – 3.17mm.
Khi quấn dây vào máy câu, giữ kẹp dây giữa ngón cái và ngón trỏ. Cuộn dây cước được đặt sao cho nhãn của cuộn dây hướng lên trên.
Quấn dây cách mép vành máy câu từ 1.59mm – 3.17mm.
Sau khi thực hiện tất cả các bước ở trên, sau đó gắn mồi câu đúng vị trí cần thiết cùng với các trang thiết bị cần thiết các bạn đã có thể sẵn sàng cho một chuyến đi câu rồi nhé.
2. Bảo dưỡng máy câu
Để máy câu vận hành một cách tốt nhất thì bảo dưỡng là một việc làm cần thiết phải nghĩ đến. Việc này nhắm nâng cao tuổi thọ cũng như giúp máy câu sử dụng trơn tru hơn, nhất là khi máy câu đã được mua một thời gian, việc này cũng sẽ giúp máy câu tránh được các hư hỏng đáng tiếc do không bảo dưỡng hay bảo dưỡng không đúng cách.
Thời điểm nào nên bảo dưỡng máy câu?
Nói thời điểm để làm điều này thì hơi khó, vì thực chất không dễ dàng gì để xác định được thời điểm thích hợp để bảo dưỡng máy câu. Bởi nó còn tùy vào cường độ sử dụng máy câu của mỗi cần thủ. Nhưng tựu chung cái thời điểm thích hợp nhất có lẽ chính là thời điểm máy câu cho cảm giác sử dụng đột nhiên kém đi. Đó là thời điểm mà bạn thấy máy câu quay khi mắc sạn bên trong, hay có tiếng lạo xạo đồng thời không còn êm nữa. Tuy nhiên, cũng có thể những trường hợp buộc phải bảo dưỡng máy câu như làm rơi máy xuống nước, hay rơi máy xuống cát, đất…
Những lúc như vậy thì bảo dưỡng máy câu là cần thiết, bởi bạn chỉ cần bỏ ra 1 giờ cùng với một ít mỡ, một cái bàn chải đánh răng cũ, một ít cồn cùng với một tí dấu chuyên dùng cho máy câu là bạn có thể refresh (làm mới) chiếc máy câu của mình như lúc mới mở hộp.
Cách bảo dưỡng máy câu như thế nào?
Để bảo dưỡng đúng cách máy câu cũng phải làm theo một quy trình đàng hoàng, bởi máy câu cá nó cũng được cấu tạo từ nhiều bộ phận khác nhau như các đồ cơ, điện khác. Vì vậy, đây là cách để bảo dưỡng máy câu tốt nhất:
+ Tìm một hộp nhỏ, hay một cái nắp nhỏ để chứa các phụ tùng của máy câu theo thứ tự (Giống như mở máy tính vậy đó, tránh bị “dư ốc”). Các chi tiết như ốc, các ron (vòng đệm) bên trong máy câu rất nhỏ, điều này sẽ khiến nó gần như biến mất nếu để rơi ra ngoài.
+ Đầu tiên phải tháo ống chứa dây ra trước, rồi làm sạch trục ống dây bằng tăm bông, sau đó tiếp tục nhỏ vào một vài giọt dầu, và nhớ là dùng dầu máy câu nhé, vì dùng loại dầu bình thường thì thường bị đặc và rắn lại nhanh hơn, điều này sẽ tạo một lớp dầu thừa trên các bộ phận của máy câu. Nhớ kiểm tra các đai ốc nhỏ ở lớp dưới cùng của trục máy để đảm bảo rằng chúng được vặn chặt.
+ Nhỏ một vài giọt dầu vào con lăn dây. Sau đó tiếp tục tra dầu với nơi mà bộ phận lò xo bật của càng máy gặp ống chứa dây.
+ Tháo tay cầm của máy câu ra, bằng cách vặn ốc nằm ở đối diện tay quay. Sau đó nhỏ một vài giọt dầu vào trục tay quay và trục núm tay quay của máy câu.
+ Tháo bên cạnh máy câu bằng cách vặn các con vít nhỏ ra, từ đây là có thể tiếp cận được các bộ phận bên trong máy câu. Sau khi mở máy câu ra sẽ thấy ngay bạc đạn của máy, nếu nhấc lớp bạc đạn này lên là sẽ lộ ra phần bánh răng chính. Bạn cũng có thể gỡ cả bánh răng chính ra và nhỏ vào đó một ít dầu tẩy nhờn, để tẩy các lớp mỡ cũ hay các lớp dầu bám bụi bẩn ra, sau đó có thể dùng bàn chải đánh răng và nước xà phòng để đánh sạch toàn bộ lớp bẩn ở răng cưa.
+ Sau khi làm sạch xong thì nên để khô tự nhiên các bộ phận thì bắt đầu tra dầu chuyên dụng cho máy câu vào bạc đạn, lấy một ít mỡ tra vào răng cưa của bánh răng chính. Sau đó tra mỡ vào các bánh răng trục nằm ở dưới cùng của máy câu, tra thêm một lớp mỏng dầu máy câu vào các bộ phận khác ở phía trước các bánh răng trục. Còn các bộ phận còn lại, cảm thấy nơi nào nên tra dầu hay mỡ thì tiếp tục tra cho đến khi hoàn thành.
+ Sau khi tra dầu, mỡ xong thì có thể ráp máy câu lại theo thứ tự lúc đầu, xịt thêm một lớp dầu mỏng lên bề mặt máy câu rồi dùng khăn sạch lau nhẹ, thế là xong, một cái máy câu trơn tru và bóng mượt như mới mua.
Hy vọng với cách bảo dưỡng máy câu đúng cách trên đây sẽ giúp các cần thủ bảo vệ được chiếc máy câu của mình luôn hiệu quả nhất.
Tham khảo:
>>Cách chọn một cần câu cá tốt, cách chọn cần câu sát cá
>>Những điều cơ bản về kỹ thuật câu lăng - xê, kinh nghiệm câu lăng - xê
>>Những điều cơ bản về cách câu ba tiêu, kinh nghiệm câu ba tiêu
Mọi chi tiết quý khách liên hệ Hotline, Facebook, Zalo, SMS, Mr Hà: 0977 251 449